Cập nhật luật bóng đá sân 7 người mới nhất, chính xác nhất
Có thể nói bóng đá là một món ăn tinh thần của đông đâỏ mọi người trên thế giới. Nó thu hút sự chú ý của rất nhiều người hâm mộ. Tuy nhiên rất ít người trong số đó hiểu rõ về luật thi đấu bóng đá, đặt biệt là luật bóng đá sân 7 người. Vậy hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về Luật bóng đá sân 7 người qua bài viết dưới đây.
Điều 1: Kích thước sân bóng đá 7 người tiêu chuẩn
Đường biên dọc: có kích thước từ 50m – 75m
Đường biên ngang: có kích thước từ 40m – 55m
Khu vực cấm địa dài 6m, chiều rộng là 8m
Điểm thực hiện phạt đền cách khung thành 3,5m
Khung thành: có kích thước 3,6m rộng và 2,1m chiều cao
Điều 2: Luật bóng dùng trong sân 7 người
Bóng được sử dụng trong thi đấu sân 7 người là quả bóng size số 4, với chu vi là 66 cm, trọng lượng là 390 g, áp suất là 0,6 – 1,1 kg/cm2. Trong thi đấu trọng tài sẽ là người có quyền quyết định thay bóng.

Điều 3: Số lượng cầu thủ trên sân 7 và luật thay người
Mỗi đội có 7 cầu thủ đá chính, 7 cầu thủ dự bị. Số cầu thủ được phép thay người tối đa là 7 người. Những cầu thủ đã ra sân thì không được phép trở lại sân thi đấu.
Điều 4: Trang phục của các cầu thủ thi đấu
Trang phục bắt buộc của các cầu thủ gồm có: quần, áo, bít tất, giày bóng đá. Ngoài ra, các cầu thủ không được mang theo vật có thể gây nguy hiểm trong thi đấu. Riêng thủ môn sẽ mặc trang phục khác với các cầu thủ trên sân.
Điều 5: Thời gian thi đấu của sân bóng đá 7 người
Trận đấu sân 7 người cũng có 2 hiệp và thời gian thi đấu sẽ được ban tổ chức quy định theo từng độ tuổi.
Đối với các cầu thủ ở độ tuổi thiếu niên thời gian mỗi hiệp sẽ khoảng 20 – 25 phút, với dân bóng đá phủi thời gian sẽ từ 25 – 30 phút. Giữa 2 hiệp đấu sẽ có thời gian nghỉ giải lao 10 phút để các cầu thủ hồi phục thể lực.
Mỗi trận đấu sẽ có thời gian bù giờ tùy theo thời gian thay người, thời gian bóng chết,.. theo sự quyết định của trọng tài chính điều khiển trận đấu.
Điều 6: Trọng tài
Trong luật bóng đá sân 7 người mới nhất có ghì rõ: “trọng tài có quyền xử phạt tất cả các lỗi vi phạm trên sân và kết quả cuối cùng của trận bóng”. Trọng tài phải chịu trách nhiệm trước ban tổ chức giải đấu.

Điều 7: Trợ lý trọng tài và trọng tài thứ tư
Mỗi trận đấu bóng đá sẽ có thêm 2 trợ lý trọng tài ở 2 đường biên dọc. Với nhiệm vụ quản lý thay người và ghi biên bản trận đấu. Đồng thời kết hợp với trọng tài chính bắt lỗi các cầu thủ vi phạm và xác định bóng đã qua vạch giới hạn. Xác định các lỗi việt vị, phạt góc, ném biên…
Trọng tài thứ 4: Là một thành viên trong tổ trọng tài, có thể thay thế trọng tài chính hoặc các trợ lý nếu có 1 lý do không thể làm nhiệm vụ trên sân. Không chỉ có vậy mà trọng tài thứ 4 còn có nhiệm vụ thông báo cho trọng tài chính các lỗi vi phạm của cầu thủ ngoài tầm quan sát của 3 trọng tài.
Điều 8: Đá phạt trực tiếp và phạt biên
Phạt trực tiếp: Khi các cầu thủ phạm lỗi hoặc để bóng trạm tay trọng tài sẽ cho đội đối phương hưởng những quả phạt trực tiếp từ đúng nơi phạm lỗi (penalty nếu trong vòng cấm).
Đối với phạt biên: Đội nào làm bóng lăn hết đường biên dọc 2 bên thì đối phương sẽ được hưởng quả phạt biên
Cầu thủ ném biên phải đứng ngoài vạch vôi, nếu dẫn lên vạch vôi, nhấc chân khi ném hoặc không giơ 2 tay qua đầu thì sẽ phạm luật và bị phạt ngược lại
Điều 9: Luật giao bóng và thả bóng chạm đất
Trong luật bóng đá sân 7 người quy định giao bóng là việc chọn sân và quả giao bóng được xác định bằng cách tung đồng xu. Cầu thủ giao bóng phải sút bóng về phía trước và không được chạm bóng 2 lần nếu chưa chạm một cầu thủ khác.
Điều 10: Luật bàn thắng hợp lệ
Theo Nhận định bóng đá thì bàn thắng được công nhận khi quả bóng đã hoàn toàn vượt qua cầu môn dưới xà ngang dù ở trên không hay mặt đất. Như vậy, luật không đề cập đến vấn đề vạch vôi của cầu môn. Đây cũng là một quy định để thích nghi với môi trường bóng đá phong trào, vốn mang tính tự phát và cơ sở vật chất có thể không hoàn toàn theo quy chuẩn.
Điều 11: Luật việt vị
Một cầu thủ ở vị trí việt vị khi cầu thủ đó đã di chuyển qua đường 13m thuộc phần sân đối phương và chiếm vị trí gần đường biên ngang sân đối phương hơn bóng, trừ trường hợp:

Một cầu thủ ở vị trí việt vị có thể chưa bị coi là phạm luật. Cầu thủ đó chỉ bị phạt việt vị nếu vào thời điểm đồng đội chuyền bóng hoặc khống chế bóng, cầu thủ đó – theo Nhận định của trọng tài
Nếu có cầu thủ phạm luật việt vị, trọng tài cho đội đối phương hưởng quả phạt trực tiếp.
Đường 13m của phần sân được xác định bởi đường thẳng chạy suốt bề ngang sân, song song và cách đều đường biên ngang 13m.
Điều 12: Lỗi và hành vi khiếm nhã
Một số trường hợp sau sẽ bị phạt vì lỗi và hành vi khiếm nhã: đá hoặc tìm cách đá đối phương, ngáng chân cầu thủ đối phương, nhảy vào đối phương, chèn hích đối phương, lôi kéo đối phương, cố tình chơi tay, nhổ nước bọt vào đối phương, xô đẩy đối phương.
Điều 13: Những quả đá phạt
Trong luật bóng đá 7 người quy định, tất cả những quả đá phạt đều là trực tiếp và bàn thắng được công nhận khi cầu thủ sút phạt bóng vào thẳng gôn đối phương. Luật bóng đá sân 7 cũng quy định rõ ràng “khoảng cách hàng rào đá phạt sân 7 người” tối thiểu là 6m.
Điều 14: Luật phạt đền
Quả phạt đền được luật quy định như sau: cầu thủ phạm 1 trong 10 lỗi trực tiếp mà có vị trí phạm lỗi trong khu phạt đền của đội mình lúc bóng đang trong thi đấu thì sẽ bị quả phạt đền.
Luật 15: Luật ném biên
Khi bóng vượt qua đường biên ngang sẽ được tính làm quả ném biên. Cầu thủ phải đứng cách đường biên tối đa 1m. Cầu thủ phải dùng cả 2 tay để ném biên từ phía sau đầu.
>>> Ngoài ra, mời bạn vào xem thêm keo bong da hom nay của tất cả các trận cầu thuộc các giải đấu chuyên nghiệp hàng đầu thế giới một cách siêu nhanh chính xác.
Điều 16: Quả phát bóng
Khi cầu thủ bên tấn công chạm bóng cuối cùng và bóng lăn hết vạch vôi cuối sân thì thủ môn thực hiện phát bóng lên. Phát bóng được thực hiện tại bất cứ điểm nào trong khu vực cấm địa. Cầu thủ đối phương phải đứng ngoài vòng cấm địa và cách bóng ít nhất 3 mét. Bóng phải rời vòng cấm địa trước khi cầu thủ khác chạm bóng, nếu không sẽ phải thực hiện lại.
Điều 17: Luật phạt góc
Phạt góc được tính khi cầu thủ phá bóng hoặc đá bóng đi hết đường biên ngang ở bên sân nhà
Cầu thủ đá phạt góc không được chạm bóng lần thứ 3 trước khi bóng chạm cầu thủ khác, nếu không sẽ bị coi là vi phạm luật bóng đá sân 7 người.
Trên đây là 17 điều luật bóng đá sân 7 người. Hy vọng những tin bóng đá trên có thể giúp bạn tích lũy thêm cho mình những thông tin hữu ích. Cảm ơn bạn đã đọc và theo dõi bài viết của chúng tôi.