Tác dụng của lá đinh lăng trong y học và làm đẹp
Tác dụng của lá đinh lăng là gì ? Uống nhiều nước sắc từ là đinh lăng có tốt không ? Ứng dụng bài thuốc chế biến từ là đinh lăng trong lĩnh vực y học và làm đẹp như thế nào hãy cùng dudoanso tìm hiểu thông tin chi tiết.
Cây đinh lăng được ví như “nhân sâm dành cho người nghèo” với công dụng trong điều trị rất nhiều bệnh như: mề đay, mẩn ngứa, thấp khớp, tắc tia sữa, ho, tăng cường sinh lý… Giúp bồi bổ sức khỏe. Bên cạnh đó người ta cũng đã tìm ra những tác dụng của lá đinh lăng trong việc làm đẹp, giúp làm trắng da, trị mụn cho phụ nữ. Tuy nhiên nên sử dụng lá đinh lăng như thế nào ? tác dụng của lá đinh lăng tươi hay lá đinh lăng khô có gì khác nhau, nếu uống nước lá đinh lăng thay nước lọc có tốt không hãy cùng tìm hiểu.
1.Tác dụng của lá đinh lăng trong y học
Tại Việt Nam cây đinh lăng lá nhỏ khá phổ biến và được sử dụng nhiều. Việc uống nước lá đinh lăng có nhiều tác dụng như là chữa ho, giải độc thức ăn, bồi bổ sức khẻo hoặc chống tắc tia sữa…Về cách sử dụng lá đinh lăng thì người dùng có thể có nhiều cách khác nhau như lấy đun nước uống, dùng trong chế biến món ăn hoặc là sắc cùng các loại thảo dược khác.
Tác dụng của lá đinh lăng với sản phụ
- Nước lá đinh lăng giúp bồi bổ sức khỏe cho sản phụ, có thể đem lá đinh lăng nấu lấy nước uống hàng ngày, dùng nấu canh hoặc ăn kèm với các món ăn khác. Cách chế biến là sau khi các món ăn được nấu chín thì cho lá đinh lăng vào đến khi sôi trở lại thì tắt bếp. Không nên nấu quá lâu sẽ mất dinh dưỡng.
- Tác dụng của lá đinh lăng với sữa mẹ là giúp chữa tắc tia sữa : Trong sách “Cây và động vật làm thuốc ở Việt Nam” có ghi lại bài thuốc từ lá đinh lăng giúp chữa tắc tia sữa cho sản phụ hiệu quả. Đó là dùng 40 gram lá đinh lăng đun với 300ml sắc tới khi còn 200ml nước thì dùng uống 2 lần mỗi ngày. Nên uống nóng và dùng hết trong ngày. Không để qua ngày hôm sau.
Đó là tác dụng của lá đinh lăng đối với bà đẻ. Lá đinh lăng còn có rất nhiều tác dụng khác nữa
Tác dụng của lá đinh lăng trong điều trị các bệnh khác
- Tác dụng của lá đinh lăng tươi trong điều trị mề đay, dị ứng, giải ngộ độc thức ăn. Bài thuốc cụ thế là lấy 200gram lá đinh lăng tươi với 400ml nước. Đem đun sôi trong khoảng từ 5-10 phút cho ra cốc uống nước đầu tiên. Sau đó thêm 200ml nước sôi vào nồi đun tiếp. Chắt ra cốc uống nước thứ hai. Hãy sử dùng 2 lần nước uống lá đinh lăng liên tục trong vài ngày cho tới khi triệu chứng bệnh được cải thiện.
- Lá đinh lăng có tác dụng trong việc chữa ho dai dắng, ho do thời tiết, ho khan, long đờm.
- Kết hợp lá đinh lăng kèm thêm các vị thuốc khác giúp lợi tiểu
- Nước lá đinh lăng giúp chữa đau thận
- Chữa mất ngủ : Đối với những người mất ngủ nặng thì lá thể dùng lá đinh lăng làm gối như một trợ phương hữu hiệu. Cách làm như sau: Dùng lá đinh lăng vừa đủ dùng, rửa sạch lá rồi đem sao vàng hạ thổ sau đó cho vào ruột gối. Gối này giúp ngủ sâu hơn, tinh thần khỏe khoắn, sảng khoái khi thức dậy.
- Chữa đau lưng, mỏi gối, tê thấp chân tay
- Co giật ở trẻ em : Bằng cách lấy lá định lăng vửa đủ, đem rửa sạch phơi khô trải lên giường cho trẻ. Nằm lá đinh lăng giúp sẽ ngủ sâu giấc, không giật mình.
- Chữa sưng đau các khớp, làm lành các vết thương : Giá nát lá đinh lăng cùng chút muối rồi đắp vào chỗ khớp xương sưng đau, hay khi bị chảy máu cũng có thể đắp la đinh lăng để cầm máu.
Tác dụng của lá đinh lăng trong làm đẹp
Ngoài tác dụng trong y học lá đinh lăng còn được sử dụng trong lĩnh vực làm đẹp cho phái nữ.
Lá đinh lăng giúp làm trắng da
- Lá đinh lăng có các axit amin như methionin, xystein, alacoid, glucoid, đặc biệt là các vitamin B có tác dụng hiệu quả đến quá trình dưỡng trắng da, bởi vậy làm trắng da bằng lá đinh lăng là một trong những phương pháp được đánh giá cao, hiệu quả và an toàn cho phụ nữ.
- Phương pháp này được thực hiện như sau : Đem các nguyên liệu, Lá đinh lăng, Lá mây, Quả chanh, Sả cho vào lượng nước vừa đủ đun sôi trong khoảng 5-10 phút, chờ cho nước nguội rồi lọc bỏ phần lá. Cho nước vào bồn tắm rồi vắt chanh vào hỗn hợp trên. Tiến hành ngâm mình trong bồn tắm với hỗn hợp nước này. Ngaofi ra có thể dùng khăn xô lau mình bằng nước lá đinh lăng cũng rất tốt trong việc chăm sóc da.
- Dùng lá đinh lăng xông hơi giúp làm trắng da mặt.
- Việc kết hợp ngâm mình và xông hơi bằng lá đinh lăng làm tăng hiệu quả làm trắng cao, góp phần đẩy lùi các hắc tố melanin, giúp tái tạo collagen, làm làn da hồng hào khỏe mạnh. Mỗi tuần nên thực hiện phương pháp này từ 2-3 lần, kết hợp giữa việc tắm và xông hơi.
Lá đinh lăng giúp trị mun
- Lá đinh lăng giúp trị mụn : Dùng lá đinh lăng rửa sạch giã nhuyễn cùng chút muối, đắp hỗn hợp này lên các vùng da có mụn, rửa mặt lại bằng nước khi hỗn hợp lá đã khô lại.Kiên trì thực hiện trong vòng 2 tuần sẽ thấy mụn được cải thiện da láng mịn, hồng hào.
- Ngoài các công dụng trên lá đinh lăng còn rất hữu ích với những người làm việc trí óc, giúp tăng cường trí nhớ, an thần, trị các bệnh suy nhược thần kinh, rối loạn tiền đình, các bệnh về thận, sỏi thận,…có tác dụng như củ đinh lăng.
Những lưu ý khi sử dụng lá đinh lăng
- Khi dùng nước lá đinh lăng chỉ nên sử dụng trong ngày không nên để qua tới ngày hôm sau
- Dù là bài thuốc tốt cho sức khỏe nhưng chỉ nên uống trong khoảng thời gian trị bệnh, nếu uống thường xuyên thay nước lọc lại gây tác dụng không tốt cho sức khỏe.
- Vì trong đinh lăng có chữa nhiều Saponin có tác dụng gây tiêu chảy, buồn nôn, phá huyết, làm vỡ hồng cầu. Dùng quá liều sẽ xảy ra tình trạng nôn mửa, mệt mỏi, tiêu chảy. Bởi vậy không được dùng quá liều quy định, chỉ nên dùng trong thời gian nhất định, khi tình trạng bệnh được cải thiện thì ngừng.
- Khi sử dụng nước lá đinh lăng làm thành các bài thuốc, món ăn thì chỉ nên tốt nhất nên chọn cây từ 2-5 tuổi vì lúc này cây mới có dược tính để chữa bệnh.
Trên đây là tổng hợp về tác dụng của lá đinh lăng trong đời sống hàng ngày. Loại lá này vừa có tác dụng trong y học giúp chữa bệnh, lại vừa có tác dụng trong lĩnh vực làm đẹp. Mặc dù là loại lá rất tốt nhưng chỉ nên dùng vừa đủ thời gian, dùng đúng liều lượng để tránh tác dụng phụ không mong muốn.
"Mọi thông tin được cung cấp tại đây chỉ mang tính chất tham khảo và không nên được coi là: lời khuyên chuyên môn, không thể thay thế cho nguồn thông tin chính thống."