Hình ảnh cây xương khỉ, cách nhận biết cây xương khỉ
Hình ảnh cây xương khỉ được nhận biết ra sao, nhận biết cây xương khỉ thế nào cho đúng để không nhầm lẫn với những loại cây khác, khiến chế biến thuốc chữa bệnh lại thành chế độc vào người. Cùng tìm hiểu.
Xem thêm :
Tác dụng của cây Xương Khỉ trong hỗ trợ điều trị bệnh Ung Thư
15 bài thuốc chữa bệnh từ Cây Xương Khỉ
Khi biết được hết những tác dụng chữa bệnh thần kỳ của cây xương khỉ, chắc hẳn chúng ta ai nấy cũng muốn tìm hiểu kỹ hơn về đặc điểm nhận biết loại cây này, biết bao câu hỏi được đặt ra : Cây hình ảnh cây xương khỉ ra sao, cách nhận biết như thế nào ? Cây xương khỉ còn có tên gọi gì khác, hay hoa của xương khỉ nhìn ra sao….hay loại cây xương khỉ này thường phổ biến ở khu vực nào… Những thắc mắc này sẽ được giải đáp sau đây.
Hình ảnh cây Xương Khỉ
Đặc điểm nhận biết : Cây xương khỉ hay còn có những tên gọi khác như là cây bìm bịp cây mảng cộng hay như ở Trung Quốc loại cây này còn có tên là cây liền xương cốt (tiểu cốt tiếp). Có tên khoa học là có tên khoa học Clinacanthus nutans. Đây là vị thuốc nam cổ truyền được người xưa ưa chuộng làm thuốc.
Đặc điểm nhận biết cây xương khi theo hình ảnh : Loại cây thuộc cây bụi nhỏ, cao 2-3m, lá dạng thuôn dài có màu xanh thẫm, mặt lá mềm. Lá non có thể dùng nấu canh ăn. Lá khô có mùi thơm đặc trưng, như mùi cơm nếp, nên thường dùng để ngâm bột gạo nếp, làm bánh. Hoa cây xương khỉ có dạng rủ xuống ngọn, màu đỏ hoặc màu hồng tràng hoa có 2 môi, môi dưới có 3 răng, dài từ 3-5 cm, bao phấn màu vàng xanh. Quả xương khỉ hình trùy dài khoảng 1,5 cm, cuống ngắn, chứa 4 hạt có cuống dài.
Cây Xương khỉ mọc ở đâu ?
Loại cây này được tìm thấy nhiều ở các vùng nông thôn châu Á. Còn tại Việt Nam loại cây này được tìm thấy nhiều ở khu vực miền núi phía bắc, ở các tình miền Đông và Nam Bộ. Người ta sử dụng hầu hết các bộ phận của cây xương khỉ để làm thuốc. Ở một số vùng họ còn lấy lá của cây này để làm bánh và gọi là bánh Mảng Cộng.
Nhiều nơi cây cũng thường mọc hoang ở hàng rào bở bụi, cũng có nơi trồng làm thuốc. Lá non để nấu canh, lá khô dùng để ướp bánh. Họ thu hái quanh năm, có thể dùng tươi hoặc phơi khô lá xương khỉ để dùng dần.
Thành phần hóa học của cây xương khỉ
Nhiều nghiên cứu khoa học đã chững minh trong cây Xương khỉ có chữa nhiều khoáng chất, thành phần flavon, glycosind, hợp chất của cerebrosid và glycerol. Cùng với đó là hàm lượng chất xơ, chất béo, đạm, canxi tốt cho sức khỏe. Theo đông y cây xương khỉ vị ngọt, tính bình, khi phơi khô có mùi thơm, tác dụng chữa nhiều loại bệnh quan trọng.
Trên đây là đặc điểm nhận dạng về hình ảnh cây xương khỉ và những đặc điểm nhận dạng khác của loại cây này. Bạn cũng đã biết được cây xương khỉ thường mọc ở đâu, cây xương khỉ còn có tên gọi gì khác nữa… Rất mong rằng qua bài viết này bạn đã nhận biết được cây xương khỉ để dễ dàng hơn khi đi tìm kiếm hái lượm hoặc là mua những vị thuốc từ loại cây này.
"Mọi thông tin được cung cấp tại đây chỉ mang tính chất tham khảo và không nên được coi là: lời khuyên chuyên môn, không thể thay thế cho nguồn thông tin chính thống."