Những chấn thương thể thao thường gặp và phương pháp điều trị
Chấn thương thể thao là điều không ai mong muốn nhưng vẫn xảy ra đối với các cầu thủ khi thi đấu trên sân. Vậy đâu là những chấn thương thường gặp nhất, và đâu là phương pháp điều trị, cùng dudoanso tìm hiểu thông tin chi tiết.
Việc vận động chơi thể thao vốn rất tốt cho sức khỏe, tuy nhiên trong nhiều trường hợp đối với các cầu thủ chuyên nghiệp hoặc không chuyên vẫn xảy ra những chấn thương không mong muốn, ảnh hưởng tới sức khỏe cũng như hoạt động của con người. Đó là những chấn thương nào
Những chấn thương thể thao thường gặp
Khi luyện tập thể thao những vùng cơ thể dễ bị ảnh hưởng nhất chính là bàn chân, mắt cá chân, đầu gối, phần hông, khuỷu tay và bả vai. Những chấn thương xảy ra tùy thuộc vào các bộ phận, của từng người mà sẽ có độ nặng nhẹ khác nhau tuy nhiên đều gây nguy hiểm nếu không chữa trị kịp thời.
Dưới đây là những chấn thương thể thao thường gặp
Căng cơ
Đây là chấn thương cơ hoặc gân (mô gắn cơ với xương). Khi căng cơ, phần cơ hoặc gân sẽ bị giãn căng hoặc là bị rách. Thường chấn thương này dễ gặp ở phần đùi sau, cơ háng, cơ tứ đầu ( cơ đùi trước), cơ bắp chân, cơ lưng và cơ vai.
Khi bị như vậy người bệnh sẽ cảm thấy đau nhức, sưng và khó cử động ở vùng cơ. Trường hợp nhẹ thì người bệnh sẽ thấy đỡ nếu cơ được nghỉ ngơi vài ngày, nhưng nếu bị chấn thương nặng sẽ đau kéo dài, gây khó khăn cho việc vận động.
Bong gân
Bong gân là hình thức bị chấn thương dây chằng ( mô nối hoặc nhiều xương tại một khớp )Khi bong gân, một hoặc nhiều dây chằng bị giãn hoặc bị rách.
Đây là biểu hiện của sự tổn thương thường thấy khi mọi người hoạt động quá sức và ảnh hưởng tới vùng xương khớp. Trong đó phần cổ chân là vùng nhạy cảm và dễ xảy ra hiện tượng bong gân làm ảnh hưởng lớn tới sức khỏe và những hoạt động khác trong đời sống.
Trường hợp hay gặp nhất là bong gân mắt cá nhân, thường bị khi bàn chân quay vào trong làm rách dây chằng phía ngoài mắt cá chân hoặc làm căng quá mức. Biểu hiện dễ thấy là bị đau sưng, tím, tụ máu và khi ấn lên vùng mắt cá sẽ cảm thấy đau và khó chịu.
Viêm gân khớp vai
Phần khớp vai có biên độ vận động lớn nhất trên cơ thể nên rất dễ bị chấn thương. Chấn thương vùng vai chiếm 1/10 tất cả các chấn thương thể thao. hầu hết những chấn thương này xảy ra là do quả tải hoặc là do lập đi lập lại động tác đẩy và ném.
Trong tất cả các khớp thì việc phục hồi chức năng khớp vai sau chấn thương là khó nhất vì tầm vận động quá rộng, nhiều gân cơ tham gia và cần phải có thời gian dài sau chấn thương mới có thể trở lại chơi thể thao được bình thường.
Viêm gân chóp xoay
Đây là phần gần thường gặp nhất ở vùng vai. Nhóm gân cơ xoay ở vai gồm có 4 gân cơ nằm bọc tròn quanh khớp vai, có chức năng làm chắc vai, giúp ta làm động tác giơ tay lên, đưa tay ra trước và ra sau, xoay vai.
Nhóm gân này rất mỏng nhưng lại rất quan trọng, phụ trách gần như toàn bộ hoạt động của khớp vai. Do đó, nếu bị viêm sưng nề sẽ làm đau, và giảm hoặc mất vận động của vai, nếu không chữa trị đúng sẽ trở thành mạn tính rất khó điều trị.
Triệu chứng xảy ra từ từ và thường không nhớ rõ nguyên nhân.
- Biểu hiện: Đau vùng vai, có thể đau lan lên trên cổ hoặc xuống dưới mặt trước cánh tay. Đau khi thực hiện động tác giơ tay quá đầu phát bóng, xì-mách trong cầu xổ sống, tennis, bóng chuyền, bơi lội…, hoặc khi thực hiện động tác ném trong ném lao, bóng ném…
- Diễn tiến: Nếu không điều trị đúng và kịp thời, đau vai sẽ ngày càng nặng, đau tăng khi vận động, và đau cả khi ngủ. Về sau, có lúc đau dữ dội làm không thể cử động được vai. Khi đau vai kéo dài sẽ dẫn đến biến chứng cứng khớp, teo cơ, mất chức năng vận động, gây xáo trộn cuộc sống, suy sụp tòan thân, mất ngủ mạn tính.
Viêm đầu dài gân 2 đầu
- Biểu hiện: đau mặt trước vai, lan xuống dưới khuỷu.
- Nguyên nhân: Vận động khớp vai mạnh quá mức, lập đi lập lại. Tăng đội ngột cường độ, tần suất hay thời gian tập hoặc chơi thể thao. Thưởng gặp ở các vận động viên hoặc người chơi môn cầu xổ sống, tennis, bơi thuyền, golf, bơi lội, thể dục dụng cụ, bóng ném, ném lao…
- Phòng ngừa: tập mạnh khối cơ vùng vai, thực hiện các bài tập kéo giãn.
Chấn thương đầu gối
Có ba loại chấn thương đầu gối thường gặp như sau:
- Rách dây chằng chéo trước : Khớp gối giữ được sự ổn định nhờ có dây chằng chéo trước, thê nhưng khi bạn đặt chân xuống sàn sai tư thế, dừng lại đột ngột hay đổi hướng quá nhanh thì có thể khiến cho dây chằng chéo trước bị rách. Dẫn tới việc bị sưng đau, khó vận động đặc biệt là việc đi lại
- Rách dây chằng bên trong gối : Đây là dây chằng bên trong giúp liên kết xương đùi và xương chày. Chấn thương ở đây thường xảy ra trong trường hợp gối bị đẩy quá sang một bên khi di chuyển hoặc khi tổn thương đầu gối. Lúc đó, bạn sẽ bị đau nhức, sưng và mất ổn định khớp gối.
- Hội chứng bánh chè – đùi: Nguyên nhân gây ra hội chứng bánh chè – đùi có thể do tập thể dục như chơi bóng rổ, bóng chuyền, chạy. Tác động lặp đi lặp lại của xương bánh chè–đùi vào xương đùi có thể gây tổn thương sụn bên dưới. Triệu chứng thường thấy chỉ là đau nhưng bạn sẽ chỉ cảm nhận được sau một thời gian.
- Viêm lồi cầu ngoài xương cánh tay : Chấn thương này thường xảy ra do vận động quá mức. khi chơi các môn thể thao có những động tác chuyển động lặp lại như tennis, đánh gôn, bóng bàn, cầu xổ sống, người tập có thể bị viêm gân các cơ cẳng tay bám bên ngoài khuỷu tay. Biểu hiện thông thường là đau nhức bên ngoài khuỷu tay, sẽ đỡ dần nếu được nghỉ ngơi. Nhưng nếu tiếp tục vận động sẽ làm chấn thương nghiêm trọng hơn.
Trên đây là những chấn thương thể thao thường gặp đối với các vận động viên hoặc đối với những người chơi nghiệp dư. Dù vì lý do nào thì chúng ta cũng cần phải quan tâm chú ý. Một chấn thương nhỏ nếu không được điều trị kịp thời lâu ngày cũng sẽ làm ảnh hưởng tới sức khỏe và hoạt động trong cuộc sống.
- Bạn gái cũ Quang Hải mơ làm đám cưới, Chú rể khiến mọi người giật mình
- Tiểu sử cầu Thủ Nguyễn Quang Hải
- Mức lương Quang Hải hé lộ mức thu nhập khủng ngoài lương
- Quang Hải trong “rừng tin đồn” với nhiều hotgirl đình đám Việt Nam
- Bất ngờ Quang Hải đưa Huỳnh Anh về ra mắt, dòng bình luận khiến dư luận ngỡ ngàng