>>> Ngoài ra website của chúng tôi cũng cập nhật đến cho bạn kết quả bóng đá của tất cả các trận đấu lớn như: Ngoại Hạng Anh, C1, C2, kết quả bóng đá đức, Ý, Pháp, Tây Ban Nha…..
Trật khớp là gì? Những dấu hiệu nhận biết bệnh trật khớp
Trật khớp là gì? Trật khớp là thuật ngữ dùng để mô tả sự lệch chuyển vị trí của cấu trúc xương, gây tác động trực tiếp đến phần khớp. Cùng dudoanso.com tìm hiểu về thuật ngữ này qua bài viết dưới đây.
Trật khớp là gì?
Trật khớp là hiện tượng các đầu xương bị trượt khỏi vị trí ở một khớp nào đó trên cơ thể. Lúc này cấu trúc khớp bị phá vỡ, gây biến dạng và vô hiệu hóa chức năng của khớp.
Phần lớn những trường hợp bị trật khớp đều có thể trở về trạng thái ban đầu nếu chữa trị đúng cách và kịp thời. Nhưng với những khớp đã từng bị chấn thương, đặc biệt là khớp vai sẽ rất dễ có thể bị trật khớp trở lại.
Nguy cơ trật khớp xảy ra ở hầu hết các khớp trên cơ thể nhưng thường gặp nhất đó chính là khớp vai và khớp ngón tay. Những nhóm khớp có rủi ro cao gồm khớp gối, khớp khuỷu tay và khớp hông.
Nếu nghi ngờ bị trật khớp, bạn nên đến khoa cơ xương khớp của các bệnh viện lớn, uy tín để được điều chỉnh xương một cách sớm nhất. Nếu bạn chần chừ về việc điều trị sẽ có thể gây tổn thương dây chằng, dây thần kinh hoặc mạch máu thuộc khớp bị trật dẫn đến những kqbd hom nay nghiêm trọng khác.
Những dấu hiệu nhận biết bệnh trật khớp
– Đau do tổn thương rách bao khớp.
– Giảm hoặc mất hoàn toàn cơ năng vận động khớp.
– Hõm khớp bị rỗng: Đây là dấu hiệu nhận biết đặc biệt của việc trật khớp nhưng không phải khớp nào cũng có dấu hiệu này. Dấu hiệu này chỉ xuất hiện khi trật khớp vai, khớp hàm và một phần khớp khuỷu.
– Biến dạng toàn chi: Nếu sai khớp vai thì tư thế cánh tay sẽ bị biến dạng hoặc bạn sẽ không thể khép sát vào thân được. Nếu sai khớp háng thì tư thế chi ngắn, gối có hiện tượng xoay vào trong, bàn chân bên sai gác lên cổ chân bên lành.
– Có dấu hiệu gồ bất thường do chỏm xương trật ra khỏi hõm khớp.
– Cử động đàn hồi thường xuất hiện khi đầu xương trật ra chỗ khác đồng thời bị bó chặt trong khối cân cơ và dây chằng. Ở trường hợp này dù bạn cố ý kéo hay đẩy khớp về vị trí ban đầu thì nó cũng sẽ bật trở lại ở tư thế sai.
Ngoài ra trật khớp có một số biến dạng đặc biệt khác như:
+ Dấu hiệu gù vai khi bạn sai khớp vai.
+ Dấu hiệu “nhát rìu” thường thấy trong sai khớp khuỷu ra sau.
+ Dấu hiệu “phím đàn dương cầm” thường thấy trong sai khớp vùng vai-đòn.
Nguyên nhân gây trật khớp
Có thể khẳng định khoảng 80 – 90% các trường hợp trật khớp đến từ chấn thương do tai nạn giao thông, tai nạn lao động, tai nạn trong tập luyện thể thao và cả các tai nạn trong học đường.
Cơ chế chấn thương trật khớp thường là gián tiếp như lực chấn thương tác động lên cẳng chân, gối, đùi tạo nên lực đòn bẩy làm trật chỏm xương đùi ra khỏi ổ cối hoặc ngã chống tay có thể khiến bị trật khớp khuỷu hay khớp vai……Cơ chế chấn thương trực tiếp tuy hiếm gặp nhưng nó lại dẫn đến những hậu quả nặng như trật khớp hở.
Bên cạnh đó còn có các nhóm nguyên nhân gây trật khớp khác như trật khớp do bẩm sinh, do bệnh lý (như viêm xương khớp háng…), trật khớp vai do liệt cơ delta.
>>>> Xem thêm: Siết cơ là gì? Những điều bạn cần biết trong quá trình siết cơ
Cách sơ cứu khi bị trật khớp
– Khi bị trật khớp bạn không nên di chuyển để tránh lực tác động. Ngoài ra bạn cũng không nắn hoặc cố cử động khớp bị trật, hoặc bắt nó trở lại vị trí. Lý do là vì điều này có thể gây tổn thương khớp và cơ, dây chằng, dây thần kinh hoặc các mạch máu ở xung quanh
– Cố định khớp: Nên cố định ở tư thế mà khớp đang ở vị trí đó. Nếu khớp bị trật ở vùng tay, khuỷu tay bạn có thể cố định bằng cách cột tay vào thân người, dùng thân người làm vật cố định nâng đỡ cho tay. Nếu khớp trật ở chân thì có thể cột hai chân lại với nhau, dùng chân lành làm nẹp cố định cho chân bị trật khớp.
– Chườm lạnh lên vùng khớp bị thương để tránh và giảm sưng phù nề. Bạn có thể dùng đá lạnh chườm trục tiếp hoặc cho đá vào miếng vải để chườm. Trong trường hợp trật khớp bạn không nên chườm nóng, đắp muối, bóp thuốc rượu hay mật gấu vì có thể làm tình trạng xấu đi.
– Nhanh chóng, nhẹ nhàng vận chuyển người bị trật khớp đến cơ sở y tế để các bác sĩ kiểm tra và điều trị.
Bài viết trên chúng tôi đã giải đáp hết những thắc mắc của bạn đọc về trật khớp là gì? Hy vọng những thông tin mà chúng tôi liệt kê ở trên sẽ hữu ích với bạn.
- Bạn gái cũ Quang Hải mơ làm đám cưới, Chú rể khiến mọi người giật mình
- Tiểu sử cầu Thủ Nguyễn Quang Hải
- Mức lương Quang Hải hé lộ mức thu nhập khủng ngoài lương
- Quang Hải trong “rừng tin đồn” với nhiều hotgirl đình đám Việt Nam
- Bất ngờ Quang Hải đưa Huỳnh Anh về ra mắt, dòng bình luận khiến dư luận ngỡ ngàng