5 Loại chấn thương đầu gối khi đá bóng phổ biến nhất hiện nay

Thứ bảy, 26/09/2020

Chấn thương đầu gối khi đá bóng, với lời cảnh bảo từ các chuyên gia với 5 kiểu chấn thương thường gặp nhất hiện nay. Đó là những loại chấn thương nào. Cùng tìm hiểu

căng cơ háng, và cách xử lý chấn thương cơ háng khi đá bóng cần biết

Khái niệm tứ kết và những vòng loại trong thi đấu bóng đá

5 loại chấn thương đầu gối khi đá bọng thường gặp phải

1. Bong gân là chấn thương đầu gối khi đá bóng thường gặp

Đối với những người chơi đá bóng, bong gân là một trong những chấn thương rất phổ biến. Khi thực hiện những pha rượt đuổi, các cầu thủ thường thực hiện động tác đổi hưởng đột ngột hoặc các pha xoay người. Lúc này các bắp chân, dây chằng sẽ co giãn và chùng lại đột ngột, khi tình trạng này kéo dài sẽ dẫn đến hiện tượng đứt hoặc rách dây chằng gây đau nhức khớp gối.

Thường thì khi bị bong gân các cầu thủ phải nghỉ ngơi và ngừng thi đấu ít nhất từ 4-6 tuần, điều này còn phụ thuộc vào mức độ nặng nhẹ của từng trường hợp.

2/ Căng cơ cũng là chấn thường thường gặp

Tình trạng căng cơ xảy ra khi quá trình chạy đuổi bóng hoặc sút bóng dẫn đến thớ cơ bị kéo quá xa về một hướng. Hoặc hiện tượng này xảy ra cũng có thể do cơ bắt buộc phải vận động trong khi nó vẫn đang ở trạng thái chưa sẵn sàng.

Chấn thương đầu gối khi đá bóng
Chấn thương đầu gối khi đá bóng

3/ Chấn thương nặng có thể gãy xương

Đối với các cầu thủ chơi bóng, gãy xương là một trong những chấn thương nghiêm trọng. Chấn thương này xảy ra khi va chạm trên sân cỏ hoặc khi các cầu thủ tiếp đất mạnh bằng đầu gối.

Thường thì các trường hợp gẫy xương thường không thể biết trước bởi thế khó mà phòng tránh, một khi chấn thương đã xảy ra thì rất khó chữa lành nếu không áp dụng đến phẫu thuật. Đây là chấn thương mà không một cầu thủ nào mong muốn, bởi thời gian bình phục rất lâu, có người còn không thể tiếp tục sự nghiệp.

4/ Tổn thương sụn chêm

Đây cũng là một chấn thương đầu gối trong bóng đá rất thường gặp. Phần sụn chêm là một tấm sụn chắc chắn hình chữ C nằm lót giữa hai khớp xương quyển (xương chày) và xương đùi. Lớp sụn này giúp làm giảm áp lực tác động lên khớp gối và giúp giữ vững khớp gối. Thế nhưng khi phần khớp gối bị xoay chuyển quá mức hoặc là xoay chuyển một cách đột ngột dẫn đến hiện tượng khớp đùi và khớp xương chày tác động vào nhau gây bể, dập hoặc rách lớp sụn chêm. Khi đó các cầu thủ sẽ cảm thấy đau nhức khi vận động bởi khớp gối bị sưng và bị kẹt khớp

5/ Tổn thương dây chằng

Dây chằng chính là bộ phần giúp nối liền giữa các xương chày và xương đùi, giúp giữ cho các xương khớp di chuyển linh hoạt và không bị di chuyển quá xa nhau. Sẽ có rất nhiều dây chằng ở xung quanh khớp gối bao gồm : dây chằng chéo sau, dây chằng chéo trước, dây chằng bên,… Trong quá trình thi đấu việc chạy nhảy hay tiếp đất quá mức có thê gây ra tình trạng đau nhức vùng đầu gối. Trường hợp rách dây chằng thường xảy ra khá phổ biến ở vận động viên bóng đá.

Cách phòng ngừa chấn thương đầu gối khi đá bóng

Thường không phải lúc nào cũng có thể phòng ngừa được chấn thương đầu gối, tuy nhiên có thể áp dụng những biện pháp sau để làm giảm thiểu nguy cơ các chấn thương có thể xảy ra.

  • Luôn dành thời gian phù hợp để khởi động làm căng cơ trước khi thi đấu:
  • Lựa chọn chất liệu bóng: các vận động viện nên chọn những quả bóng làm bằng chất liệu tổng hợp, không thấm nước.
  • Luôn mang nẹp bảo vệ cẳng chân và đầu gối:
  • Trang phục phù hợp

Trên đây là thông tin về những chấn thương đầu gối khi đá bóng thường gặp, mọi chấn thương dù là nhẹ cũng sẽ trở nên nguy hiểm nếu để tình trạng kéo dài.  Rất hy vọng chúng ta sẽ luôn khởi động thật kỹ trước khi chơi thể thao để không có bất kỳ chấn thương nào xảy ra. 

Từ khóa:

Đối tác: kết quả bóng đá hôm nay | livescore | 188bongda | bet188 link | 78win.kids | 8xbet | |

DMCA.com Protection Status